Phác đồ điều trị chlamydia mãn tính

Điểm trung bình: 5 / lượt đánh giá
Người tham vấn : admin
Ngày viết : 29/10/2021

Bệnh chlamydia là bệnh xã hội nguy hiểm và có thể xảy ra ở cả nam và nữ thuộc mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân nào gây chlamydia, phương pháp xét nghiệm Chlamydia và phác đồ điều trị chlamydia mãn tính thế nào. Trong bài viết này bác sĩ 24h sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

Bệnh chlamydia là gì?

Bệnh chlamydia là bệnh do vi khuẩn có tên khoa học chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh chlamydia là bệnh lây qua đường tình dục không an toàn.

Bệnh chlamydia có thể xuất hiện ở vùng kín như dương vật, âm đạo ngoài ra còn có thể gây viêm cổ tử cung, niệu đạo, tuyến tiền liệt, mắt, miệng, họng…

Triệu chứng của bệnh chlamydia

Khi bị nhiễm chlamydia thông thường sẽ không có dấu hiệu rõ ràng hoặc có thì có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như: sốt nhẹ, sưng tinh hoàn, đau tinh hoàn, tiểu buốt, đau khi đi tiểu, ra dịch bất thường ở vùng kín, dương vật, đau khi quan hệ tình dục… Những dấu hiệu trên thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh chlamydia từ 1 đến 3 tuần.

Xem thêm:

Biến chứng của bệnh chlamydia

Bệnh chlamydia gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với nam và nữ cụ thể:

Đối với nữ giới:

  • Viêm cổ tử cung: Vi khuẩn chlamydia trachomatis xâm nhập vào âm đạo đến cổ tử cung gây viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Tắc ống dẫn trứng: Khi vi khuẩn chlamydia trachomatis gây viêm cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan sang buồng trứng gây tắc ống dẫn trứng. Đó là nguyên nhân khiến nữ giới bị vô sinh.
  • Mắc bệnh phụ khoa: Vi khuẩn chlamydia trachomatis khiến phụ nữ bị mắc các bệnh như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm vùng chậu…
  • Nguy hiểm khi mang thai: Khi mang thai mà bị nhiễm vi khuẩn chlamydia trachomatis sẽ khiến mang thai ngoài tử cung, sinh non… Đặc biệt có thể lây nhiễm cho thai nhi.
  • Gây vô sinh: Khi bị bệnh chlamydia sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa và bệnh buồng trứng do đó dẫn đến vô sinh.

Đối với nam giới:

  • Mắc các bệnh nam khoa: khi bị nhiễm vi khuẩn chlamydia trachomatis có thể khiến nam giới mắc các bệnh như viêm quy đầu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn…
  • Giảm ham muốn tình dục: Bệnh khiến cho nam giới bị đau tinh hoàn, đau khi quan hệ… khiến nam giới không còn khoái cảm khi quan hệ dẫn đến giảm ham muốn tình dục.
  • Gây vô sinh: Khi bị mắc bệnh chlamydia có thể gây viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt do đó khiến chất lượng tinh trùng giảm, tinh trùng dị dạng nhiều là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây bệnh chlamydia

Vi khuẩn chlamydia trachomatis chính là nguyên nhân gây bệnh chlamydia. Tuy vi khuẩn chlamydia trachomatis là nguyên nhân gây bệnh nhưng có nhiều nguyên nhân lây lan bệnh chlamydia như:

Lây qua tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân lây bệnh chủ yếu. Theo thống kê 95% số người mắc bệnh chlamydia là lây qua đường tình dục không an toàn.

Lây từ mẹ sang con

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm chlamydia trachomatis không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sang cho thai nhi.

Vi khuẩn chlamydia trachomatis có thể lây sang thai nhi thông qua nhau thai, qua đường sinh đẻ.

Tiếp xúc với vết thương người bệnh

Những vết thương hở của bệnh nhân có thể có chứa vi khuẩn chlamydia trachomatis dù ít. Do đó khi bạn tiếp xúc với vết thương đó có thể là đường lây nhiễm cho bạn.

Dùng chung đồ cá nhân

Vi khuẩn chlamydia trachomatis có thể tồn tại được ngoài không khí đủ lâu nếu bạn dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, bàn chải, quần áo… có thể có khả năng bị lây nhiễm.

Xét nghiệm Chlamydia thế nào

Xét nghiệm chlamydia là cách duy nhất tìm chlamydia có trong cơ thể nhằm xác định mức độ mắc bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh.

Có nhiều loại chlamydia gây bệnh trong cơ thể. Mỗi chủng chlamydia gây ra những bệnh khác nhau. Trong đó vi khuẩn chlamydia trachomatis là nguyên nhân chính gây ra bệnh chlamydia ở cơ quan sinh dục.

Khi nào bạn cần đi xét nghiệm chlamydia

  • Khi có những triệu chứng của bệnh chlamydia
  • Quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm
  • Quan hệ với gái mại dâm bị rách bao
  • Bạn đang có ý định mang thai.

Các phương pháp xét nghiệm chlamydia

Để xét nghiệm chlamydia bạn cần thực hiện các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm dịch vùng kín

Đây là cách thực hiện dựa trên việc lấy mẫu dịch ở vùng kín người bệnh để kiểm tra. Phương pháp này có độ chính xác đến 98,8%. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cho kết quả âm tính nếu bạn mới bị nhiễm. Trường hợp đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm khác để có kết quả chính xác.

Xét nghiệm huyết thanh

Đây là cách xét nghiệm huyết thanh người bệnh. Thông qua xét nghiệm nhằm phát hiện kháng thể Chlamydia IgG và IgA có trong huyết thanh để biết mức độ mắc bệnh. Thông qua xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ đánh giá được bạn đang bị chlamydia cấp tính hay mãn tính.

Xét nghiệm nước tiểu

Đây là cách xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định xem trong nước tiểu có chứa chlamydia trachomatis hay không. Phương pháp này có độ chính xác cao cho kết quả nhanh và chính xác.

Phác đồ điều trị chlamydia hiệu quả nhất

Phác đồ điều trị chlamydia được chia làm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Trước khi tiến hành xét nghiệm bác sĩ sẽ khám lâm sàng để tìm hiểu thêm xem bạn bị mắc lâu chưa, đã từng điều trị ở đâu chưa, đang uống thuốc gì và các triệu chứng liên quan đến bệnh.

Bước 2: Xét nghiệm

Sau khi khám lâm sàng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm. Dựa trên khám lâm sàng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một trong những xét nghiệm như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm dịch ở vùng kín.

Việc xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá chính xác về bệnh của bạn như: mức độ mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bước 3: Phác đồ điều trị

Để điều trị chlamydia bác sĩ sẽ dựa trên các xét nghiệm để đưa ra phác đồ điều trị cụ thể:

Bệnh chlamydia cấp tính

Điều trị chlamydia cấp tính thường sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc với một số phác đồ như sau:

  1. Uống Azithromycin 1g 1 liều duy nhất.
  2. Uống Doxycyclin 100mg mỗi ngày 2 liều liên tục trong 7 ngày
  3. Uống Erythromycin 2 g mỗi ngày 4 lần trong 7 ngày
  4. Uống Levofloxacin 500 mg mỗi ngày 1 lần liên tục trong 7 ngày
  5. Uống Ofloxacin 300mg mỗi ngày 2 lần liên tục trong 7 ngày.

Đối với phụ nữ có thai có thể điều trị theo phác đồ sau:

  1. Uống Erythromycin 500mg mỗi ngày 4 viên liên tục trong 7 ngày
  2. Uống Amoxicillin 500mg mỗi ngày 3 viên liên tục trong vòng 7 ngày
  3. Uống Azithromycin 1g 1 liều duy nhất

Những phác đồ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn không nên tự ý uống theo mà nên uống theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh chlamydia mãn tính

Đối với bệnh chlamydia thì việc điều trị bằng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kĩ thuật siêu dẫn Gen cảm nhiệt điều trị bệnh chlamydia mãn tính.

Kĩ thuật siêu dẫn Gen cảm nhiệt là phương pháp điều trị bệnh chlamydia mãn tính mang lại nhiều hiệu quả tích cực và những ưu điểm vượt trội như:

  • Điều trị tận gốc bệnh.
  • Không ảnh hưởng đến bộ phận xung quanh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Không tái phát.
  • Điều trị nhanh.

Trên đây là khái niệm về bệnh chlamydia  cũng như nguyên nhân, cách xét nghiệm chlamydia và phác đồ điều trị chlamydia cấp tính và mãn tính mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng với những thông tin về bệnh chlamydia  trên sẽ giúp bạn tìm được pháp đồ điều trị chlamydia mãn tính, cấp tính tốt nhất.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !