[Pap smear là gì] Sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?
Ung thư cổ tử cung được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 3 trên thế giới mà nhiều chị em mắc phải với tỉ lệ tử vong cực cao khi chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Tất cả chị em đều có thể là đối tượng mắc bệnh ngay khi bắt đầu quan hệ tình dục từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, xét nghiệm smear sẽ giúp chị em tầm soát ung thư cổ tử cung sớm để phát hiện ra bệnh. Vậy, xét nghiệm Pap smear là gì và tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?
Mục lục
Xét nghiệm Pap smear là gì?
Xét nghiệm Pap smear test (còn gọi là tầm soát ung thư cổ tử cung hay phết tế bào cổ tử cung), đây là xét nghiệm tế bào học giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Việc sớm phát hiện ra ung thư cổ tử cung sẽ giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Bởi ung thư tử cung có chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện ra bệnh sớm hay muộn.
Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung không chỉ giúp phát hiện sớm ra bệnh, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Mà phết tế bào cổ tử cung còn giúp phát hiện ra những bất thường có trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung. Từ đó, cho thấy những nguy cơ có thể mắc phải ung thư cổ tử cung trong tương lai.
Có thể thấy, tầm soát tế bào bất thường là bước đầu trong việc ngăn chặn sự phát triển và hình hình có thể có của bệnh ung thư cổ tử cung. Nhờ cơ chế thực hiện tiên tiến cùng kết quả đạt hiệu quả cao mà phương pháp xét nghiệm Pap smear được đánh giá là phương pháp tốt nhất để phát hiện và phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm Pap smear được thực hiện như thế nào?
Cơ chế thực hiện của phương pháp Pap smear là thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung xem có bất kì tế bào bất thường nào trên bề mặt cổ tử cung hay không?
Phết tế bào cổ tử cung là phương pháp xét nghiệm nhanh chóng, không đau, bác sĩ thực hiện trực tiếp tại phòng khám dành riêng cho nữ. Đa phần trong lần đầu thực hiện chị em đều ngại ngùng khi phải thoát y bán thân từ vùng thắt lưng trở xuống. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể yên tâm khi bác sĩ thực hiện đa phần đều là nữ giới và thời gian thực hiện xét nghiệm Pap cũng chỉ mất vài phút mà không gây bất kì đau đớn nào.
Để thực hiện tầm soát cổ tử cung, bạn sẽ được bác sĩ thực hiện hướng dẫn nằm ngửa trên giường bệnh trong tư thế thả lỏng cơ thể, đầu gối cong lại. Đây là tư thế giúp âm đạo được mở rộng nhất từ đó bác sĩ sẽ dễ dàng đưa dụng cụ gọi là mỏ vịt vào bên trong âm đạo để giúp cố định thành âm đạo. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng bàn chải mềm và dụng cụ lấy mẫu tế bào cổ tử cung.
Xét nghiệm Pap rất hiếm khi gây ra đau đớn và thương tổn bởi thủ thuật lấy mẫu xét nghiệm này khá đơn giản. Tuy nhiên, thường bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không quen khi lần đầu thực hiện xét nghiệm Pap smear.
Xét nghiệm Pap smear bao lâu thực hiện một lần?
Chị em phụ nữ ở độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi nên thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần. Đối với những chị em trên 30 tuổi, chu kì xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV. Bởi, virus HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung với hơn 99% các trường hợp mắc bệnh. Do đó nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và HPV gọi chung là Co-testing.
Tại sao cần thực hiện xét nghiệm Pap smear nhiều lần?
Tuy xét nghiệm Pap smear được đánh giá là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả, an toàn. Nhưng, không phải xét nghiệm nào cũng hoàn hảo và chính xác tuyệt đối. Thực tế cho thấy rằng phết tế bào cổ tử cung có thể nhận được kết quả âm tính giả. Tức kết quả xét nghiệm Pap smear báo không có bất kì dấu hiệu ung thư nào nhưng thực tế cơ thể bạn lại đang có xuất hiện các tế bào bất thường.
Khi kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung là âm tính giả không có nghĩa quy trình thực hiện hay phương pháp có vấn đề. Khách quan mà nói rằng, kết quả này do một vài nguyên nhân không thể kiểm soát được như:
• Không thể xác định do số lượng tế bào phế cổ tử cung quá ít không thể thu được.
• Chưa đạt đủ ngưỡng để phát hiện tế bào bất thường
• Các tế bào bất thường bị che khuất bởi các tế bào máu.
Tuy mầm mống ung thư cổ tử cung có thể thoát được 1 lần xét nghiệm Pap nhưng bạn không phải lo lắng khi ung thử cổ tử cung phải mất tới vài năm để phát triển. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên theo định kì thì chắc chắn những tế bào bất thường này sẽ không thể thoát trong lần xét nghiệm tiếp theo.
Ngay sau khi tầm soát ung thư cổ tử cung phát hiện bệnh, thực hiện điều trị ngay vẫn sẽ đem lại hiệu quả cao và cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Không cần xét nghiệm Pap smear khi nào?
Có một số trường hợp chị em phụ nữ không cần phải thực hiện xét nghiệm Pap smear nữa:

Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung hoàn toàn
Có một số chị em vì những nguyên nhân nào đó mà phải thực hiện cắt hoàn toàn tử cung (bao gồm cả tử cung). Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc việc dừng xét nghiệm Pap nếu phẫu thuật cắt tử cung do những bệnh lý không liên quan đến ung thư như: u xơ tử cung…
Nhưng nếu phẫu thuật cắt bỏ tử cung do bệnh lý liên quan đến ung thư như ung thư cổ tử cung thì bác sĩ vẫn sẽ khuyên bạn nên tiếp tục thực hiện phết tế bào cổ tử cung.
Phụ nữ cao tuổi
Xét nghiệm Pap smear có thể dừng lại khi phụ nữ ngoài 65 tuổi nếu các kết quả xét nghiệm trước đều là âm tính.
Kết
Sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung phát hiện bệnh phụ khoa sớm bằng xét nghiệm Pap smear là chìa khóa vàng giúp mang lại kết quả điều trị bệnh cao. Từ đó, giảm thiểu tình trạng tử vong do ung thư cũng như giảm thiểu chi phí điều trị đáng kể.
Nếu bạn không biết “xét nghiệm pap smear ở đâu” hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn địa chỉ xét nghiệm pap smear uy tín nhé!
Các từ khóa liên quan có thể bạn quan tâm
tầm soát ung thử cổ tử cung
pap smear
pap smear là gì
xét nghiệm pap smear
pap smear test là gì
xét nghiệm pap smear là gì
tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền
xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu
tầm soát ung thư cổ tử cung là gì
chi phí tầm soát ung thử cổ tử cung
giá tầm soát ung thử cổ tử cung
tầm soát ung thử cổ tử cung như thế nào
quy trình tầm soát ung thử cổ tử cung
các bước tầm soát ung thử cổ tử cung
cách đọc kết quả pap smear
kết quả xét nghiệm pap smear
xét nghiệm pap smear ở đâu