Cholesterol là gì ? Có những loại cholesterol nào và cách điều trị Cholesterol cao

Điểm trung bình: 5 / lượt đánh giá
Người tham vấn : admin
Ngày viết : 29/10/2021

Cholesterol là gì chắc không phải ai cũng biết. Cholesterol có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người giúp cơ thể phát triển và hoạt động. Cholesterol xuất hiện ở tất cả các bộ phận cơ thể người. Vậy Cholesterol là gì ? có những loại Cholesterol nào. Trong bài viết này bác sĩ 24h sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Cholesterol là gì ?

Cholesterol là thành phần của lipid máu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể con người.

Cholesterol là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của tế bào thần kinh con người. Cholesterol có chức năng sản xuất một số loại hormone giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Cholesterol được hình thành từ các cơ quan của cơ thể và thức ăn. Trong đó 75% Cholesterol có trong máu được sản xuất từ cơ thể còn lại là từ thức ăn.

Do đó bạn có thể bổ sung Cholesterol cho cơ thể từ những thực phẩm giàu Cholesterol như thịt, lòng đỏ trứng, sữa…

Có những loại Cholesterol nào

Hiện nay có 2 loại Cholesterol chính là Cholesterol xấu: LDL – Cholesterol và Cholesterol tốt: HDL – Cholesterol cụ thể:

HDL – Cholesterol

Lượng HDL – Cholesterol chiếm khoảng 25-30 % lượng Cholesterol có trong máu. HDL – Cholesterol  có chức năng vận chuyển Cholesterol từ máu về gan và đưa Cholesterol ra khỏi các xơ vữa ở động mạnh giúp hạn chế gây biến chứng về tim mạch do đó được gọi là Cholesterol tốt.

Nếu hàm lượng HDL – Cholesterol suy giảm sẽ làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch. Nguyên nhân khiến HDL – Cholesterol  suy giảm do béo phì, thừa cân, hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên.

LDL – Cholesterol

LDL – Cholesterol có chức năng vận chuyển lượng Cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng LDL – Cholesterol quá nhiều có thể gây ra tình trạng lắng mỡ ở thành mạch máu, tim, phổi, gây xơ vữa ở động mạch. Những xơ vữa này tích tụ lâu ngày có thể gây tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu đột ngột.

Nguyên nhân khiến LDL – Cholesterol tăng có thể do chế độ ăn uống, hút thuốc lá, lười vận động, cao huyên áp, tiểu đường…

Lp(a) Cholesterol

Ngoài 2 loại Cholesterol chính thì còn một loại Cholesterol là Lp(a) Cholesterol. Đây là biến thể của  LDL – Cholesterol.

Khi hàm lượng Lp(a) Cholesterol tăng khiến sẽ tăng nguy cơ hình thành các xơ vữa ở động mạch.

Chỉ số Cholesterol trong máu

Việc Cholesterol tăng hay giảm không có triệu chứng rõ ràng nào và chỉ được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm lipid máu.

Theo khuyến cáo của tổ chức tim mạch mọi đối tượng trên 20 tuổi nên đi kiểm tra cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, HDL – cholesterol định kỳ 5 năm 1 lần.

Những chỉ số đánh giá cơ bản cholesterol toàn phần

  • Nồng độ tốt và nguy cơ mắc bệnh động mạch vành thấp: nhỏ hơn 200 mg/dL
  • Mức cần được chú ý: từ 200 – 239 mg/dL
  • Hàm lượng cholesterol máu cao, có nguy cơ bị mắc bệnh động mạch vành cao gấp hai lần người bình thường: lớn hơn hoặc bằng 240 mg/dL.

Những chỉ số đánh giá cơ bản HDL Cholesterol

  • HDL cholesterol  bị thấp, có nguy cơ chính gây ra các bệnh lý tim mạch: nhỏ hơn 40 mg/dL với nam và nhỏ hơn 50 mg/dL với nữ.
  • HDL cholesterol đang tăng, đây là tín hiệu tốt và tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ tim mạch: lớn hơn 60 mg/dL.

Những chỉ số đánh giá cơ bản LDL Cholesterol

  • Chỉ số tốt nếu: nhỏ hơn 100 mg/dL
  • Trong ranh giới cho phép: từ 100 – 129 mg/dL
  • Đang tăng hơn giới hạn: từ 130 – 159 mg/dL
  • Nguy cơ cao mắc bệnh xơ vữa ở động mạnh: lớn hơn 160mg/dL

HDL cholesterol thấp có những nguy hại gì ?

HDL cholesterol có vai trò đưa cholesterol ra khỏi các xơ vữa ở động mạnh do đó nếu lượng HDL cholesterol thấp sẽ khiến cho chức năng này bị suy giảm gây nguy cơ về các bệnh tim mạch.

LDL – Cholesterol cao có nguy hiểm gì không ?

Lượng LDL – Cholesterol quá cao sẽ gây ra tình trạng tắc, hẹp mạch máu có nguy cơ dẫn đến tắc mạch máu, vỡ mạch máu tăng gây ra đột quỵ, đau tim, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Nguyên nhân gây Cholesterol tăng cao

  • Do di truyền.
  • Ăn nhiều thực phẩm có lượng Cholesterol cao
  • Béo phì, thừa cân.
  • Lười vận động.

Cách điều trị Cholesterol cao thế nào

Hiện nay để điều trị Cholesterol cao bác sĩ sẽ kê cho cho các loại thuốc như: statin giúp ngăn gan tiết ta Cholesterol, resin kết nối với axit mật giúp gián tiếp giảm Cholesterol  bằng cách kết hợp với axit mật, Thuốc hạn chế hấp thu Cholesterol từ đồ ăn.

Cách phòng tránh Cholesterol tăng cao

  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo.
  • Ăn nhiều rau củ quả.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 5 năm 1 lần để phát hiện bệnh sớm.

Để đánh giá lượng Cholesterol trong máu thì xét nghiệm máu là cách để biết bạn có ở trong mức cho phép hay không để đưa ra phương hướng điều trị kịp thời. Với những thông tin về Cholesterol cũng như các loại Cholesterol và ý nghĩa các chỉ số của Cholesterol hi vọng sẽ giúp bạn tránh được các bệnh về tim mạch cũng như xơ vữa ở động mạch.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !