Sa trực tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Điểm trung bình: 5 / lượt đánh giá
Người tham vấn : admin
Ngày viết : 29/10/2021

Bệnh sa trực tràng là một bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng. Các triệu chứng của bệnh sẽ gây không ít phiền toái trong sinh hoạt. Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Vậy sa trực tràng là gì? nguyên nhân sa trực tràng là gì ?  Cùng tìm hiểu về bệnh để có thể phát hiện sớm và chủ động chữa trị. Tránh phải chịu những tổn thương nghiêm trọng do bệnh gây ra.

Sa trực tràng là gì ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Hay có thể hiểu sa trực tràng là hiện tượng hành trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn. Đầu tận cùng của ruột – trực tràng thò ra ngoài hoặc đang bị kẹt ngoài hậu môn. Sa trực tràng được chia làm hai dạng chính:

Sa niêm mạc trực tràng:

Lớp niêm mạc ống hậu môn bị phồng, lộn ngược mỗi khi đi đại tiện để giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Sau khi đại tiện, lớp niêm mạc lại co lại hoàn toàn bởi tính đàn hồi của nó. Khi bị bệnh các mô của trực tràng thường xuyên căng giãn và kéo dài thường xuyên.

Lớp niêm mạc không chỉ lộn quá mức bình thường mà còn không thể quay lại được. Lúc đầu chỉ sa phần niêm mạc ống hậu môn, về sau kéo theo các niêm mạc tuyến của trực tràng. Theo mức độ sa của niêm mạc sẽ chia làm 4 loại như:

  • Sa niêm mạc sau rặn đại tiện rồi lại co lên.
  • Sa sau khi rặn đại tiện không tự co mà phải dùng tay đẩy lên.
  • Sa dễ dàng khi gắng sức nhẹ như ngồi xổm, đi bộ, ho, hắt hơi.
  • Sau thường xuyên liên tục ở ngoài hậu môn.

Sa toàn bộ trực tràng:

Sa trực tràng đơn thuần chỉ có bóng trực tràng bị tụt qua ống hậu môn. Ống hậu môn vẫn giữ nguyên tại chỗ. Khi cho ngón tay vào trong lỗ hậu môn. Có thể thấy nếp gấp giữa ống hậu môn và đoạn sa. Ngón tay có thể luồn vòng quanh rãnh phân chia này.

Sa trực tràng và ống hậu môn tức là cả bóng trực tràng và ống hậu môn cùng lộn ra ngoài. Sa trực tràng toàn bộ phát  triển qua 4 cấp độ như:

  • Độ 1: trực tràng chỉ sa ra khi gắng sức mạnh, khi rặn đại tiện sau đó sẽ tự co lại nhanh chóng. Toàn thân không có điều gì bất thường.
  • Độ 2: trực tràng luôn sa ra khi đại tiện, tự co lên nhưng rất chậm, phải dùng tay đẩy vào. Có các vết trợt ở niêm mạc, phù nề niêm mạc, hậu môn bị lõm vào. Cơ thắt có thay đổi, toàn thân bình thường.
  • Độ 3: trực tràng sa khi gắng sức nhẹ và không tự co vào được. Niêm mạc tuyến của trực tràng bị hoại tử từng đám, một vài nơi có sẹo. Hậu môn không co thắt . Tinh thần mệt mỏi, niêm mạc chảy máu, trung tiện mất tự chủ.
  • Độ 4: ruột sa thường xuyên liên tục khi đi bộ hoặc cả khi bệnh nhân ở tư thế đứng. Ruột không giữ được ở vị trí bình thường nữa. Niêm mạc tuyến bị loét, thành sẹo. Cơ thắt mất trương lực. Lúc này trung tiện và đại tiện đều bị mất tự chủ.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây sa trực tràng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người bệnh bị mắc bệnh sa trực tràng. Một số nguyên nhân thường gặp như:

Các nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng đột ngột, kéo dài

  • Đối với trẻ nhỏ: tiêu chảy, hẹp bao quy đầu, ho gà.
  • Đối với người lớn: táo bón, bệnh kiết lỵ, viêm đại tràng mãn tính, bí tiểu, u tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang.
  • Những người thường xuyên làm việc nặng nhọc như khuân vác, phụ hồ, bê đồ nặng.
  • Suy yếu các cơ giữa hậu môn – trực tràng:
  • Suy yếu cơ thắt, cơ nâng hậu môn.
  • Suy yếu các cân cơ đáy chậu tự nhiên.

Các khuyết tật về giải phẫu

  • Không đầy đủ phương tiện cố định nhất là ở phía sau trực tràng.
  • Mất độ cong sinh lý của trực tràng, mất góc hậu môn – trực tràng.
  • Đại tràng sigma dài quá mức.
  • Túi cùng Douglas quá rộng và sâu.
  • Doãng rộng hậu môn.
  • Trùng nhão cơ nâng và hệ thống cơ thắt.

Dấu hiệu khi bị sa trực tràng

Khi bị sa trực tràng người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu bất thường xảy ra ở vùng hậu môn. Ban đầu khối sa có thể nhô ra qua hậu môn chỉ khi đại tiện, rặn và trở lại như bình thường. Nếu bệnh nặng hơn sẽ phải dùng tay đẩy khối sa và trong ống hậu môn.

Khi người bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này chỉ cần đi bộ, đứng lâu, ho hoặc hắt hơi khối sa trực tràng sẽ nằm hẳn bên ngoài hậu môn. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như:

  • Đại tiện không kiểm soát, có thể tiết dịch nhầy.
  • Bị tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
  • Lòi một cục thịt nhỏ ra ngoài hậu môn.
  • Chảy máu trực tràng nhất là sau khi đại tiện.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ngứa ngáy vùng hậu môn.

Sa trực tràng có nguy hiểm gì

Khi gặp phải các triệu chứng trên tuyệt đối không được chủ quan. Nếu kéo dài người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khôn lường. Có thể kể đến như:

  • Chảy máu hậu môn: niêm mạc ruột bị tổn thương khiến người bệnh bị chảy máu khi đại tiện. Cơ thể sẽ bị mất máu nghiêm trọng nếu không được chữa trị sớm.
  • Viêm loét trực tràng: khối sa không tự thụt vào được sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây viêm loét hậu môn. Gây ra tình trạng viêm, sưng đau hậu môn.
  • Thắt nghẹt: sa trực tràng có thể gây tắc nghẽn ở ống hậu môn. Do trực tràng sa ra ngoài mà không co lên được.
  • Tắc ruột: tình trạng này có thể xảy ra khi ruột non cùng rơi xuống theo trực tràng.
  • Vỡ trực tràng: trực tràng bị lòi ra ngoài nên khi có tác động mạnh dễ bị tổn thương và có thể bị vỡ.
  • Sa tử cung: là tình trạng hay gặp ở những trường hợp nữ giới bị sa trực tràng lâu ngày.

Tình trạng sa trực tràng gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu càng kéo dài thời gian mắc bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, bệnh cũng không thể tự khỏi nếu như không có sự can thiệp của y học. Do đó, cần phải đến gặp bác sĩ sớm để được hỗ  trợ điều trị bằng phương pháp hiện đại.

Cách điều trị sa trực tràng hiệu quả nhất

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị sa trực tràng. Sau khi bác sĩ thăm khám lâm sàng kết hợp làm một số xét nghiệm thường quy. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phương pháp chữa phù hợp.

Điều trị sa trực tràng bằng phương pháp nội khoa

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng mức độ của bệnh. Dùng kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc uống để giúp cắt khối sa trực tràng. Chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý giúp hỗ trợ quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao.

Việc sử dụng thuốc khi điều trị sa trực tràng chỉ áp dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ. Đòi hỏi phải kiên trì, tuân thủ đúng theo liều lượng, liệu trình. Tuy nhiên, cách điều trị bằng thuốc thường khó điều trị dứt điểm, không mang lại hiệu quả cao.

Điều trị sa trực tràng bằng ngoại khoa

Hiện nay có nhiều kỹ thuật điều trị sa trực tràng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT được đánh giá là phương pháp điều trị sa trực tràng mới nhất của Mỹ. Sự kết hợp của công nghệ cao phù hợp với việc chẩn đoán và điều trị lâm sàng với hệ thống kiểm tra.

Hệ thống xử lý bằng máy tính, nội soi trực tràng, màn hình kỹ thuật số. Có chức năng báo động lỗi các tính năng quan trọng nhất của hệ thống xử lý. Căn cứ vào hệ thống giám sát trực tiếp từ máy tính, phẫu thuật chỉ diễn ra trong khoảng 20 phút. Sau phẫu thuật sẽ không xảy ra biến chứng nguy hiểm nào.

Nguyên lý hoạt động của Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT

Tận dụng nguyên lý sản sinh nhiệt của điện trường dưới hình thức sóng cao tần. Nhiệt độ sinh ra do hiện tượng trao đổi các ion mang điện ngay trong tế bào để làm đông và thắt nút mạch máu.

Trong khi với máy đốt thường, nhiệt độ từ bên ngoài đưa vào làm nóng và đốt mô. Sẽ làm bệnh nhân rất đau sau khi hậu phẫu do bỏng rát.

Ưu điểm lớn khi điều trị sa trực tràng bằng công nghệ HCPT

  • Độ chính xác cao: sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để xác định vị trí tổn thương. Hỗ trợ quá trình cắt phần trực tràng bị sa ra ngoài. Không làm ảnh hưởng đến các vùng lân cận xung quanh.
  • Đảm bảo an toàn: bảo vệ được toàn vẹn chức năng sinh lý của ống hậu môn.
  • Ít đau đớn: trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã tiến hành gây tê nên sẽ phần nào giảm bớt được cảm giác đau đớn về thể xác.
  • Hạn chế chảy máu: công nghệ HCPT còn giúp cầm máu trong quá trình cắt vùng tế bào bị tổn thương. Tránh được tình trạng mất nhiều máu.
  • Biến chứng thấp: sau khi điều trị sa trực tràng sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm nào.
  • Thời gian thực hiện nhanh: một ca điều trị sa trực tràng chỉ mất khoảng 20 – 30 phút, tỷ lệ phục hồi cao giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian khám chữa.

Trên đây là khái niệm sa trực tràng là gì, cũng như nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị sa trực tràng hiệu quả. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được sự nguy hiểm của bệnh để tìm kiếm địa chỉ khám chữa sa trực tràng tốt nhất.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !