Đái buốt ra máu nguy hiểm như thế nào ?

Điểm trung bình: 5 / lượt đánh giá
Người tham vấn : admin
Ngày viết : 29/10/2021

Đái buốt ra máu là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà một số người thường chậm thăm khám. Điều này vô tình khiến cho bệnh nặng và khó chữa hơn. Thậm chí có những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề đái buốt ra máu nguy hiểm như thế nào. Qua đó giúp bạn đọc hiểu được tác hại của đái buốt ra máu để chủ động thăm khám sớm tránh được những biến chứng xấu xảy ra.

Bạn có thể quan tâm:

Vì sao bạn bị đái buốt ra máu?

Đái buốt ra máu có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính bạn có thể tham khảo.

Do nhiễm trùng đường tiết niệu:

Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan là thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Hệ tiết niệu hoạt động như sau. Thận là nơi tích lũy và lọc nước để tạo thành nước tiểu. Sau đó nước tiểu đi qua niệu quản, dẫn từ bể thận xuống bàng quang. Bàng quang có vai trò chứa nước tiểu, khi lượng nước đầy sẽ kích thích gây cảm giác buồn tiểu. Quá trình tiểu diễn ra nước tiểu sẽ được vận chuyển từ bàng quang ra bên ngoài niệu đạo và ra ngoài môi trường.

Chính vì vậy khi đường tiết niệu bị viêm, nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào cũng gây ảnh hưởng đến quá trình đi tiểu. Những người bị viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt, đau, buốt khi tiểu…
  • Tiểu ra mủ, nước tiểu có mùi hôi khó chịu có thể lẫn máu trong nước tiểu.
  • Có thể đau hạ vị nếu là viêm bàng quang, đau vùng hông lưng nếu viêm thận.
  • Trường hợp viêm tại thận người bệnh có những triệu chứng như sốt cao, buồn nôn và nôn, rét run từng cơn, môi khô…

Viêm tuyến tiền liệt:

Đây là tình trạng tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm thường là do vi khuẩn gây nên. Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới và viêm tuyến tiền liệt thường chỉ phổ biến ở những người đàn ông đã có tuổi. Do nước tiểu đi ra ngoài phải qua tuyến tiền liệt nên khi bị bệnh quá trình tiểu tiện ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi bị viêm tuyến tiền liệt người bệnh thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Tiểu nhiều lần nhất là về đêm, lượng nước tiểu mỗi lần thường ít.
  • Tiểu đau, tiểu buốt ra máu hoặc có lẫn mủ.
  • Nước tiểu có màu đục hoặc màu sắc khác thường kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Bệnh chuyển sang mãn tính sẽ có những triệu chứng điển hình như sốt, ớn lạnh, đau vùng bụng dưới, đau tinh hoàn…

Do sỏi tiết niệu:

Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Nguyên nhân chủ yếu gây sỏi tiết niệu thường là do các muối khoáng hòa tan kết tinh trong nước tiểu gây nên. Do hình thành ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu nên khi có sỏi người bệnh thường có những triệu chứng điển hình như:

  • Tiểu ngắt quãng, tiểu khó, tiểu bí.
  • Đái buốt ra máu, ra mủ, có mùi hôi khó chịu.
  • Đau vùng thắt lưng, cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội lan từ phía trước xuống vùng bẹn sinh dục.
  • Có thể bị sốt nếu có nhiễm khuẩn.

Do ung thư:

Một số bệnh lý ung thư cũng có  thể khiến cho bạn bị đái buốt ra máu. Chẳng hạn như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt… Ngoài đái buốt ra máu người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Tiểu nhiều, tiểu không hết, nóng rát, đau buốt khi đi tiểu… và những triệu chứng đặc thù khác.

Đây là một số nguyên nhân chính khiến cho bạn gặp phải tình trạng đái buốt ra máu. Ngoài ra việc bạn vệ sinh không sạch sẽ cũng có thể khiến bạn bị viêm nhiễm ở niệu đạo. Từ đó dẫn đến tình trạng đái buốt ra máu mỗi khi tiểu.

Xem thêm:

Đái buốt ra máu nguy hiểm như thế nào?

Đái buốt ra máu dù nguyên nhân là gì cũng gây nên những tác hại hết sức nguy hiểm. Do đó bạn tuyệt đối không được chủ quan trước tình trạng này.

Làm suy giảm chất lượng cuộc sống:

Trước hết đái buốt ra máu khiến cho bạn khó chịu, đau đớn, phiền toái vì phải đi tiểu nhiều lần. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, học tập, công việc do không thể tập trung tinh thần.

Ngoài ra còn có tâm lý lo lắng, không biết mình bị bệnh gì hay không. Chính những điều này khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.

Suy giảm chức năng tình dục:

Đái buốt ra máu không chỉ gây đau đớn khi đi tiểu,. Tình trạng này còn khiến cho dương vật cương cứng hay khi có quan hệ tình dục cũng có cảm giác đau, khó chịu. Bởi vậy mà người bệnh thường sợ hoặc không muốn quan hệ. Đây chính là lý do khiến cho chất lượng đời sống tình dục bị suy giảm.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

Nếu đái buốt ra mủ là do viêm nhiễm tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Bởi tuyến tiền liệt sản xuất ra dịch giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng. Vậy nên khi bị viêm nhiễm sẽ khiến cho chất dịch bị biến đổi có thể giết chết hoặc làm yếu tinh binh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khả năng sinh sản bị suy giảm.

Mặt khác, nếu những bệnh viêm nhiễm ở đường tiết niệu không được xử lý kịp thời. Vi khuẩn có thể tấn công gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác của hệ thống sinh sản như: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, mào tin… Những cơ quan này bị viêm nhiễm cũng sẽ gây suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Từ đó làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Ở nữ giới vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm ở tử cung, cổ tử cung… cũng sẽ làm suy giảm khả năng thụ thai thành công. Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Đe dọa tính mạng người bệnh:

Viêm nhiễm gây đái buốt ra máu nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu. Tình trạng này không được điều trị kịp thời cũng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nếu viêm nhiễm ảnh hưởng đến thận gây viêm bể thận, suy thận mãn tính sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Đặc biệt là nếu đái buốt ra máu do ung thư thì nguy cơ tử vong rất cao. Do đó bạn tuyệt đối không nên chủ quan trước tình trạng đái buốt ra máu nếu mắc phải.

Trên đây là một số tác hại nguy hiểm do đái buốt ra máu gây ra. Hy vọng sau khi nắm được những tác hại nguy hiểm này người bệnh sẽ không còn chủ quan hay chậm trễ thăm khám bệnh. Qua đó tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi chẳng may bị đái buốt ra máu.

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

Bác sĩ đang yêu cầu chát với bạn !